Những điều cần biết về cần gạt mưa trên ô tô
Kính chắn gió trên xe ô tô là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với các điều kiện của môi trường, nếu bị bẩn khi đang di chuyển sẽ gây cản trở tầm nhìn và dễ gây tai nạn. Do đó các nhà sản xuất xe hơi đã tạo ra CẦN GẠT MƯA để làm nhiệm vụ vệ sinh kính chắn gió, giúp người lái xe không gặp khó khăn khi quan sát trong những trường hợp khẩn cấp. Vậy bộ phận này cấu tạo như thế nào ? Cách sử dụng cần gạt mưa để đạt hiệu quả tốt nhất?
Những điều cần biết về cần gạt mưa ô tô
Nam giới thường nghĩ, phụ nữ đâu quan tâm xe cộ, nhưng họ không biết rằng người mang cần gạt nước lên ôtô 117 năm trước là Mary Anderson, một phụ nữ. Lúc Anderson mới phát minh ra cần gạt nước, nó thô sơ tới mức tài xế phải dùng tay quay cơ chế đòn bẩy quay hai lưỡi cao su chuyển động tiếp xúc lên bề mặt kính lái để loại bỏ tuyết và hơi nước. Cách này gây khó khăn thêm cho họ bởi phải vừa điều khiển vô-lăng, cần số rồi lại thêm một thao tác nữa. Nhưng dù sao, so với việc phải dừng hẳn xe cầm khăn lau hoặc thậm chí lộ hẳn đầu ra bên ngoài điều khiển thì gạt nước nguyên thủy của Mary Anderson vẫn xứng đáng là một trong những phát minh quan trọng bậc nhất lịch sử ôtô, đặc biệt đối với vinh dự của người phụ nữ.
Marry Anderson và phát minh cần gạt nước ô tô
1. CẤU TẠO CỦA CẦN GẠT
Cần gạt nước ô tô có cấu tạo gồm 3 bộ phận:
- Cần gạt chính có kích thước dài nhất. Các lưỡi gạt nước được gắn trên cần gạt chính và nhận lực từ mô tơ. Cần gạt chính chuyển động và các lưỡi gạt được gắn trên nó di chuyển và gạt nước, làm sạch ở các vị trí xa hơn trên toàn bộ bề mặt kính chắn gió, giúp cho lực phân phối suốt chiều dài lưỡi gạt để giúp nó bám chặt vào bề mặt kính và làm sạch chất bẩn tốt hơn.
- Thanh gạt: có tác dụng giữ cố định thanh gạt cao su trên cần gạt.
- Lưỡi cao su là bộ phận chính để gạt nước, có bề mặt làm bằng cao su mềm - do chất liệu cao su có thể bám dính tốt và đẩy sạch triệt để bụi bẩn, cũng như không làm xước kính chắn gió. Nếu cao su còn tốt, sờ cảm thấy mịn và chắc nhưng nếu nó đã hoạt động quá lâu thì sẽ xuất hiện vết nứt, độ liên kết không cao. Nếu đã quá cũ nó sẽ không thể làm sạch và gạt hết nước, nên thay thế ngay.
Cấu tạo của cần gạt nước ô tô
2. CÔNG DỤNG
Cần gạt mưa ô tô có công dụng chính để gạt sạch nước đọng trên kính lái, giảm thiểu việc bị hạn chế tầm nhìn khi trời mưa hoặc sương mù đọng lại hơi nước. Cần gạt mưa còn có thể làm sạch các chất bẩn bất ngờ văng vào kính lái như bụi, cát, … người lái có thể dùng nước rửa kính và dùng cần gạt mưa để làm sạch tạm thời.
Cần gạt nước rất quan trọng trên xe ô tô
3. CÁCH CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CẦN GẠT MƯA TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG
- Đều đặn lau sạch bụi bẩn bám trên kính chắn gió và lưỡi cần gạt bằng khăn hoặc giấy mềm
- Không sử dụng các chất tẩy rửa có gốc dầu như xăng để lau lưỡi gạt nước.
- Nên sử dụng nước rửa kính có thương hiệu uy tín và thường xuyên bổ sung dung dịch rửa kính xe nếu thiếu.
- Cố gắng không đỗ đậu xe ngoài trời nắng quá lâu, khi nhiệt độ nóng sẽ làm lưỡi gạt cao su nhanh chóng hao mòn. Ngoài ra, khách hàng cũng nên phủ bạt che xe khi không sử dụng đến trong thời gian dài.
- Kiểm tra những vết rạn và rãnh sâu xuất hiện trên kính chắn gió do đất đá văng vào trong thời gian sử dụng, bởi đây cũng là nguyên nhân khiến cần gạt nhanh bị hư. Lúc này, tài xế nên mang xe đến các điểm sửa chữa, bảo dưỡng chuyên nghiệp để xử lý.
Kiểm tra cần gạt mưa thường xuyên để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
Liên hệ ngay Honda Ôtô Thái Bình - Hoàng Diệu để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về xe ô tô cũng như đặt lịch chăm sóc, bảo dưỡng, làm đẹp “xế yêu” của bạn nhé!
Honda Ôtô Thái Bình - Hoàng Diệu rất hân hạnh được phục vụ Quý Khách!