Toggle navigation

Giải đáp mọi thắc mắc về túi khí trên xe ô tô

Túi khí là một trong các hệ thống hỗ trợ an toàn nhưng không phải lúc nào túi khí cũng bung để bảo vệ chủ xe khi xảy ra va chạm. Mặt khác để túi khí trên xe ô tô hoạt động tốt nhất, chủ xe cần lưu ý những gì khi không may xảy ra va chạm? Cùng Honda Ôtô Thái Bình-Hoàng Diệu tìm hiểu về túi khí, cơ chế hoạt động và những lưu ý để túi khí xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ giúp bảo vệ tính mạng, sức khỏe của bạn nhé.

Giải đáp mọi thắc mắc về túi khí trên xe ô tôGiải đáp mọi thắc mắc về túi khí trên xe ô tô

1. Túi khí là gì?

Túi khí được hình thành và phát triển từ những năm 50 của thế kỷ trước, qua nhiều nghiên cứu, cải tiến và khắc phục những điểm hạn chế thì đến năm 1971 túi khí chính thức được áp dụng khi thiết kế, sản xuất ô tô. “Túi khí trên xe ô tô là một đệm phao được thiết kế để bảo vệ những người ngồi trong xe, đây là trang bị an toàn thụ động có tác dụng giảm thiểu những chấn thương nghiêm trọng trong trường hợp xảy ra va chạm nguy hiểm”. Túi khí gồm có 3 bộ phận chính là: Túi chứa khí, hệ thống tạo khí và bộ cảm biến va chạm.

Túi khí trên xe ô tô là một đệm phao được thiết kế để bảo vệ những người ngồi trong xeTúi khí trên xe ô tô là một đệm phao được thiết kế để bảo vệ những người ngồi trong xe

2. Cấu tạo của túi khí

Cấu tạo cụm túi khí SRS (Supplemental Restraint System) cho ghế lái được đặt trong đệm vô lăng; cụm túi khí này không thể tháo rời được. Cụm này bao gồm bộ thổi khí, túi và đệm vô lăng. Cấu tạo túi khí cho hành khách gồm có bộ phận ngòi nổ, đầu phóng, đĩa chắn, hạt tạo khí, khí áp suất cao, v.v…. Túi khí được bơm bởi bộ phận tạo khí có áp suất cao; bộ thổi khí và túi khí được đặt trong một vỏ và đặt ở trong bảng táp lô phía hành khách.

Cấu tạo của túi khí (Ảnh minh họa)Cấu tạo của túi khí (Ảnh minh họa)

3. Chất liệu làm túi khí

Chất liệu tạo nên túi khí trên xe ô tô là loại vải co giãn hoặc vật liệu đảm bảo khả năng thu gọn lại trong các vị trí cần thiết trên xe và dễ dàng bung ra. Trong tình huống xảy ra va chạm, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức với thời gian được tính bằng mili giây, giúp bảo vệ các bộ phận quan trọng của cơ thể người trên xe. Sau khi va chạm xảy ra, dây an toàn giúp hãm dần vận tốc theo quán tính của người ngồi trong xe và do đó giảm lực tác động lên người họ. Túi khí đồng thời giúp hạn chế khả năng va đập của vùng đầu với các vật thể khác trong xe và hấp thụ một phần lực tác động tới người lái và hành khách. Túi khí chỉ được sử dụng một lần, nếu túi khí đã bung thì chính là lúc chiếc xe cần phải thay bộ túi khí khác. Mặc dù có nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người nhưng trong một vài trường hợp, túi khí cũng lại là nguyên nhân gây ra những chấn thương cho các hành khách khi họ không hiểu rõ nguyên lý làm việc.

Hệ thống túi khí trên xe ô tôHệ thống túi khí trên xe ô tô

4. Nguyên lý hoạt động của túi khí

Khi nào túi khí bung? Để có phản ứng chính xác của hệ thống bơm, một hệ thống cảm biến được sử dụng với chức năng nhận biết những yếu tố để thiết bị hoạt động. Khi xảy ra va chạm, các chi tiết trong xe sẽ bị biến dạng do va đập lẫn nhau nên các cảm biến này sẽ được lập trình nhằm ghi nhận những lực tác động vào phần cảm biến một cách chính xác nhất. Tại những vị trí đặt túi khí trên xe là các ký hiệu SRS (là ký hiệu của loại thiết bị giảm va đập bổ sung). Thiết bị này kết hợp với dây an toàn để giảm thiểu tối đa chấn thương trên cơ thể người khi xảy ra va chạm. Trường hợp xảy ra va chạm, dây đai an toàn sẽ giúp hãm dần vận tốc theo quán tính của người ngồi trên xe ô tô do đó sẽ giảm lực tác động lên cơ thể người. Chi tiết SRS đồng thời kết hợp giúp hạn chế khả năng va đập của vùng đầu với các vật thể cứng trên xe và hấp thụ một phần lực ảnh hưởng tới người lái và hành khách.

Nguyên lý hoạt động của túi khí trên xe ô tô

Hệ thống túi khí khi kích hoạt sẽ trải qua 3 giai đoạn chính từ khi xảy ra va chạm cho đến khi túi khí bung. Trước tiên, hệ thống điều khiển chính có tên (ACU) với chức năng điều khiển các cảm biến va chạm, gia tốc, tốc độ và áp lực phanh, lực gió,... để nhận biết mức độ ảnh hưởng. Nếu con số này vượt quá giá trị quy định thì điểm nổ trong bộ thổi mới đánh lửa. Tiếp theo, ngòi nổ sẽ sản sinh ra dòng điện có cường độ từ 1A đến 3A trong vòng dưới 2 mili giây để đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí nhằm tạo ra một lượng khí lớn trong thời gian rất ngắn. Cuối cùng, túi khí sẽ được bơm căng để giảm tác động của lực và chạm đối với người ngồi trên xe và ngay lập tức khí sẽ thoát ra ở các lỗ xả phía sau.

Hệ thống túi khí khi kích hoạt sẽ trải qua 3 giai đoạn chínhHệ thống túi khí khi kích hoạt sẽ trải qua 3 giai đoạn chính

5. Khi nào túi khí có hoặc không có tác dụng

5.1 - Đâm vào tường cố định

Nếu xe đâm vào tường cố định ở tốc độ khoảng 25 km/h trở lên thì túi khí sẽ được kích hoạt. Lúc này, theo quán tính người trên xe sẽ lao về phía trước. Lúc này dây an toàn sẽ giữ thân người ở lại và túi khí bung sẽ giúp phần trên cơ thể không lao về phía kính lái. Các túi khí phía trước bảo vệ người lái và hành khách trong xe khi có va chạm trực diện với một bức tường cứng và dày ở tốc độ xe lớn hơn hoặc bằng 20-30km/h. Các túi khí cũng có thể được kích hoạt khi có các va chạm mạnh phía trước hay bên trái, bên phải với góc va chạm trong khoảng 30 độ . Túi khí không được thiết kế để bung ra trong các vụ va chạm trực diện tương đối nhẹ bởi vì dây an toàn và các thiết bị an toàn trong xe đã đảm bảo đủ an toàn cho người lái và hành khách trong xe.

5.2 Đâm vào cột điện, gốc cây

Đây là những tình huống hay gặp trong thực tế, nhưng đây lại là trường hợp xác suất bung túi khí khá thấp. Nếu vị trí đâm gần tâm khung chịu lực của xe thì lúc đó lực đã được hấp thụ nên không đủ làm túi khí kích hoạt. Nhưng nếu xe của bạn bị rơi xuống một hố sâu hoặc bị va chạm mạnh vào các chướng ngại vật như vỉa hè cao hay gờ giảm tốc cao, lúc này gia tốc của xe thay đổi đột ngột có thể kích hoạt túi khí.

5.3 Xe bị đâm từ sau

Trường hợp này quán tính không làm cho thân người lao về phía trước. Vì vậy túi khí không có tác dụng do đó túi khí sẽ không kích hoạt trừ khi có va chạm với vật cản phía trước như trường hợp 1 và 2.

5.4 Khi xe bị lật, lộn vòng

Khi xe bị lật, lộn vòng thì dây an toàn và bộ khung xe mới là hai thứ quan trọng bảo vệ hành khách; các túi khí phía trước không có tác dụng và hiếm khi bung. Nhưng túi khí vẫn có thể bung nếu xe va chạm với các vật cản khác như trong các trường hợp trên.

Khi nào túi khí có hoặc không có tác dụngKhi nào túi khí có hoặc không có tác dụng

Tóm lại, các túi khí trước không có tác dụng trong các trường hợp va chạm sau: va chạm nhẹ từ phía trước, va chạm từ phía sau, bên hông hoặc xe bị lật, lộn vòng. Nếu túi khí được kích hoạt trong các tình huống này thì người lái và hành khách sẽ bị tổn thương do hoạt động của túi khí. Mặt khác, người lái và hành khách còn gặp nguy hiểm nếu có va chạm mạnh xảy ra liền kề.

6. Những lưu ý để túi khí hoạt động tối ưu nhất

Túi khí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho người lái và hành khách trên xe. Tuy là một thành phần trong hệ thống bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe cho con người nhưng túi khí được thiết kế với mục đích hỗ trợ chứ không thể thay thế hoàn toàn cho dây đai an toàn. Do vậy, bạn cần phải đảm bảo tuyệt đối là mọi người trên xe đều cài dây đai an toàn dù biết là túi khí đã được trang bị trên xe.

>>>> Hãy ghi nhớ những lưu ý sau để túi khí hoạt động hiệu quả, bảo vệ bạn tối ưu:

  • Luôn luôn thắt dây an toàn đầy đủ và đúng cách. Túi khí hỗ trợ cùng dây an toàn sẽ giúp bạn giảm chấn thương vùng đầu và ngực.
  • Túi khí nổ với tốc độ có thể lên đến khoảng 320 km/h, áp lực nổ từ túi khí đôi khi lại làm tổn thương người tiếp xúc tại thời điểm túi khí chưa bung tối đa. Vì vậy, để không bị túi khí làm tổn thương khi chúng kích hoạt, người lái cần đeo dây an toàn và ngồi thẳng lưng cách vô lăng hoặc táp lô ít nhất là 25cm (10inch). Người lái có thể hạ thấp vô-lăng, dựa nhẹ người về phía sau khi lái xe để tạo ra khoảng cách đủ an toàn.
  • Để trẻ nhỏ không bị các tổn thương nghiêm trọng hoặc bị nguy hại đến tính mạng khi túi khí được kích hoạt, nên đặt trẻ ở hàng ghế phía sau, tuyệt đối không để trẻ ngồi hàng ghế trước. Trẻ em dưới 12 tuổi có thể cùng thắt dây an toàn với người lớn, hoặc nếu ngồi riêng cần sử dụng ghế trẻ em riêng biệt.
Ngồi đúng chuẩn để túi khí bảo vệ bạn và hành kháchNgồi đúng chuẩn để túi khí bảo vệ bạn và hành khách

7. Một số thông tin khác

Túi khí có ngăn ngừa tất cả các chấn thương gây ra do va chạm hay không?

 

Trả lời: Không có bất kỳ hệ thống nào có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bạn. Các túi khí phía trước được thiết kế để bảo vệ tính mạng của bạn và giảm thiểu nguy cơ bị tổn thương phần đầu và ngực trong quá trình va chạm từ phía trước xảy ra. Túi khí không thể ngăn chặn tất cả các chấn thương xảy ra do va chạm. Khi tiếp xúc với túi khí được bơm căng sẽ làm bạn bị trầy xước hoặc thâm tím; tùy vào góc độ va chạm và các yếu tố khác, bạn sẽ bị va đập hoặc thậm chí là gãy xương khi chạm vào cửa sổ hoặc các bộ phận khác trên xe. Những vụ va chạm nghiêm trọng hoàn toàn có thể gây ra những chấn thương nặng, bao gồm những thương tích nguy hiểm tới tính mạng. Mặc dù bạn đã cài dây an toàn đúng cách và hệ thống túi khí trên xe của bạn hoạt động đúng như thiết kế. 

 

Sau khi túi khí bung, xuất hiện khói bụi trong không khí, bụi này có gây hại hay không?

 

Trả lời: Lớp “bụi khói” mà bạn trông thấy là lớp bột bao phủ bề mặt của các túi khí. Lớp bụi này không gây hại cho mọi người nhưng đối với người có tiền sử về bệnh đường hô hấp có thể cảm thấy khó thở. Trong trường hợp đó, bạn hãy ra khỏi xe hoặc mở tất cả các cửa.

 

Các câu hỏi thường gặp với túi khíCác câu hỏi thường gặp với túi khí

 

>>> Các dòng xe ô tô Honda đạt chuẩn an toàn ASEAN NCAP với hệ thống túi khí tiêu chuẩn cho hàng ghế phía trước (ghế lái và ghế phụ) giúp các tay lái thêm yên tâm trong mọi chuyến hành trình. Tìm hiểu thêm thông tin về xe ô tô Honda TẠI ĐÂY

Hoặc liên hệ Hotline 091 591 3339 để được tư vấn.

Bản quyền 2019 thuộc về Kường Ngân Automobile. Thiết kế Website bởi ADC

hotline 1900 999 959